Hotline : (+84) 0888 49 3737

Địa chỉ : Văn phòng HCM: Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh - Chi Nhánh Đắk Nông: Phường Nghĩa Đức - Tp. Gia Nghĩa - Chi Nhánh Đắk Lắk: Thị Trấn Quảng Phú - Huyện Cư'Mgar - Tỉnh Đắk Lắk

Công Ty TNHH Công Nghệ TKT với đội ngũ Kỹ sư, Kỹ thuật ngành Môi trường chuyên Thiết kế, Thi công và Lắp đặt các Công trình Xử lý nước, Hệ thống lọc nước, Máy Lọc nước. TKTTECH tự hào là đơn vị được các Nhà máy, Bệnh viện, Phòng khám hợp tác và nhiều hộ gia đình tin dùng. Công ty chúng tôi đã có chi nhánh tại Phường Nghĩa Đức – Tp. Gia Nghĩa – Tỉnh Đắk Nông

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH ĐẮK NÔNG

Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045′ đến 12050′ vĩ độ Bắc, 107013′ đến 108010′ kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đăk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Diện tích tự nhiên có 650.927 ha, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố với dân số thống kê năm 2019 là 625.822 người. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc kinh, M’Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng…, Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Gia Nghĩa.
Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lăk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 180 km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 230 km về phía Đông. Đăk Nông có 130 km đường biên giới với nước bạn Campuchia, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap, v.v.
Trong tương lai, khi được triển khai thì các tuyến đường sắt Đắk Nông-Chơn Thành-Di An ra cảng Thị Vải, Đăk Nông – Tân Rai ra cảng Kê Gà sẽ mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của tỉnh.
Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI Đắk Nông

Đắk Nông là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên, thuộc biên giới Tây Nam của Tổ quốc, nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045′ đến 12050′ vĩ độ Bắc, 107013’đến 108010′ kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.

Vị trí địa lý

Nằm ở cửa ngõ phía Nam của Tây Nguyên, Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lăk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 170 km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 160km về phía Đông.
 Đăk Nông có 130 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap, v.v. của nước bạn Campuchia.
 Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.

Địa hình

        
Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, độ cao trung bình khoảng 600 m đến 700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng).
Nhìn tổng thể, địa hình Đăk Nông như hai mái của một ngôi nhà mà đường nóc là dãy núi Nam Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình khoảng 800m, có nơi cao đến hơn 1.500m. Địa hình có hướng thấp dần từ Đông sang Tây. Các huyện Đăk Song, Đăk Mil, Cư Jut, Krông Nô thuộc lưu vực sông Krông Nô, sông Srêpốk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc. Các huyện Tuy Đức, Đăk Rlâp, Đăk Glong và thị xã Gia Nghĩa thuộc thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Vì vậy, Đăk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lư­ợn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình thung lũng thấp, có độ dốc từ 0-3chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 – 800 m, độ dốc khoảng 5-100. Địa hình chia  cắt mạnh và có độ dốc lớn > 150 phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đăk Glong, Đắk R’Lấp.

Khí hậu thời tiết

       
Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể.
Nhiệt độ trung bình năm 22-230 C, nhiệt độ cao nhất 350 C, tháng nóng nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2000-2300 giờ. Tổng tích ôn cao 8.0000 rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm.
Lượng mưa trung bình năm 2.513 mm, lượng mưa cao nhất 3.000mm. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày.
Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s , hầu như không có bão nên không gây ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên cũng như các vùng khác của Tây Nguyên, điều bất lợi cơ bản về khí hậu là sự mất cân đối về lượng mưa trong năm và sự biến động lớn về biên độ nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là việc cấp nước, giữ nước và việc bố trí mùa vụ cây trồng.

Thủy văn:

      
Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện và phục vụ nhu cầu dân sinh.
    
Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm:
Sông Sêrêpôk  do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với nhau tại thác Buôn Dray. Khi chảy qua địa phận huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh tế. Đó là thác Trinh Nữ, Dray H’Linh, Gia Long, ĐraySap. Các suối Đắk Gang, Đắk Nir, Dray H’Linh, Ea Tuor, Đắk Ken, Đắk Klou, Đắk Sor cũng đều là thượng nguồn của sông Sêrêpôk.
Sông Krông Nô. Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắc, chảy qua huyện Krông Nô. Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ khác suối Đắk Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang là thượng nguồn của sôngKrông Nô.
Hệ thống sông suối thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dòng chảy chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhưng có nhiều sông suối thượng nguồn. Đáng kể nhất là: Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, Đắk Nông với chiều dài 90 km. Suối Đắk Nông có lưu lượng trung bình 12,44m3/s. Môduyn dòng chảy trung bình 47,9 m3/skm2.Suối Đắk Bukso là ranh giới giữa huyện Đắk Song và Đắk R’Lấp. Suối ĐắkR’Lấp có diện tích lưu vực 55,2 km2, là hệ thống suối đầu nguồn của thủy điện Thác Mơ. Suối Đắk R’Tih chảy về sông Đồng Nai, đầu nguồn của thủy điện D9a8kR’tih và thủy điện Trị An.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ nước cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, EaSnô, Ea T’Linh, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR’tih, Đồng Nai 3,4.v.v.
Chế độ lũ:Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô. Tại Đức Xuyên lũ lớn thường xảy ra vào tháng 9, 10. Hàng năm dòng sông này thường gây ngập lũ ở một số vùng thuộc các xã phía nam huyện Krông Nô. Lũ trên sông Sêrêpôk là tổ hợp lũ của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào tháng 9 và 10.

Đất đai

 Đăk Nông có tổng diện tích đất tự nhiên là 650.927 ha.

Về thổ nhưỡng: Đất đai Đăk Nông khá phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu gồm 05 nhóm chính: Nhóm đất xám trên nền đá macma axit và đá cát chiếm khoảng 40% diện tích và được phân bổ đều toàn tỉnh. Đất đỏ bazan trên nền đá bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình quân 120 cm, phân bổ chủ yếu ở Đăk Mil, Đăk Song. Còn lại là đất đen bồi tụ trên nền đá bazan, đất Gley và đất phù sa bồi tụ dọc các dòng sông, suối.

 Với tài nguyên đất đai nêu trên, Đăk Nông rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê, cao su, chè, tiêu, điều trên nền đất xám, đất đỏ bazan. Đồng thời rất thích hợp cho phát triển một diện tích lớn cây hàng năm như lúa, ngô và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác trên đất đen bồi tụ, đất Gley và đất phù sa ven sông, suối.

      

Dân số

       
Theo số liệu thống kê năm 2019, dân số toàn tỉnh là 625.822 người. Cơ cấu dân tộc đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh,  M’Nông, Tày, Thái, E Đê, Nùng…
Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức.

Dân tộc

 Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm hơn 40 dân tộc cùng sinh sống. Cộng đồng dân cư Đăk Nông được hình thành từ: Đồng bào các dân tộc tại chỗ như M’Nông, Mạ, Ê đê, Khmer…; đồng bào Kinh, M’Nông, Mạ sinh sống lâu đời trên Tây nguyên và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc mới di cư vào lập nghiệp như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, H’Mông .v.v.

Tôn giáo- Tín ngưỡng

Đăk Nông là vùng đất sinh sống từ hàng ngàn đời của đồng bào các dân tộc tại chỗ, đồng thời cũng là vùng đất quần tụ của cư dân từ nhiều vùng miền về sinh cơ, lập nghiệp nên đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng cũng vô cùng phong phú. Gồm có Công giáo, Phật giáo, Tin lành.
 
Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Đăk Nông còn có rất nhiều tín ngưỡng để tôn thờ, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại chỗ thờ cúng Yàng (Trời), thần Núi, thần Sông v.v. và rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Đâm trâu (ăn trâu). Lễ mừng nhà mới, Lễ mừng mùa, Lễ bỏ mả .v.v. phong phú và đặc sắc.

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐẮK NÔNG

Tài nguyên đất

Về thổ nhưỡng: Đất đai Đăk Nông khá phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu gồm 05 nhóm chính: Nhóm đất xám trên nền đá macma axit và đá cát chiếm khoảng 40% trong tổng diện tích 650.927 ha và được phân bổ đều toàn tỉnh. Đất đỏ bazan trên nền đá bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình quân 120 cm, phân bổ chủ yếu ở Đăk Mil, Đăk Song. Còn lại là đất đen bồi tụ trên nền đá bazan, đất Gley và đất phù sa bồi tụ dọc các dòng sông, suối.
Với tài nguyên đất đai nêu trên, Đăk Nông rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê, cao su, chè, tiêu, điều trên nền đất xám, đất đỏ bazan; đồng thời phát triển một diện tích lớn cây hàng năm như lúa, ngô và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác trên đất đen bồi tụ, đất Gley và đất phù sa ven sông suối.
Tài nguyên rừng (Theo Quyết định 67/QĐ-UBND, ngày 14/1/2015)
Rừng tự nhiên ở Đắk Nông nằm trong vùng hội tụ của hai luồng thực vật với hai loại hình rừng: Rừng thường xanh phân bố chủ yếu ở các vùng đất có lượng mưa lớn, độ ẩm cao, tầng đất sâu như Krông Nô, Đăk Song, Đăk Glong, Tuy Đức. Rừng khộp phân bố chủ yếu ở các vùng đất có lượng mưa thấp, điều kiện khắc nghiệt, các vùng lập địa xấu như bắc Đăk Mil, Cư Jut.
Rừng Đắk Nông có nhiều hệ động vật và thực vật phong phú và đa dạng, những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ quí và cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học. Trong rừng còn nhiều động vật quí hiếm như voi, gấu, hổ v.v. được ghi trong sách đỏ của nước ta và sách đỏ thế giới; có nhiều loại dược liệu quí là nguồn nguyên liệu dồi dào để chế thuốc chữa bệnh trong y học dân tộc.

Tài nguyên nước

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800 mm đến 2.000mm/năm.  Độ ẩm không khí trung bình 84%. Vì vậy, nguồn nước mặt do nguồn nước mưa cung cấp, tương đối dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn toàn tỉnh.
 Do chịu ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãy Trường Sơn nên vào mùa khô thường mưa ít, nắng nóng kéo dài làm khô hạn, nhiều lúc thiếu nước gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư nên tỉnh đã chủ động xây dựng nhiều hồ đập chứa nước mặt phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, EaSnô, Ea T’Linh, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR’tih, Đồng Nai 3,4.v.v.
Nguồn nước ngầm, phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu 40-90m. Đây là nguồn cung cấp nước bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại.
Hệ thống sông suối củaĐắk Nông dày đặc và phân bố tương đối đều khắp. Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm hai hệ thống sống chính là: Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện như thác Trinh Nữ, Dray H’Linh, Gia Long, Đray Sap. Thượng nguồn sông Đồng Nai gồm nhiều sông suối Đăk Nông là thượng nguồn như  Suối Đắk Rung, Đắk Nông, Đắk Bukso, ĐắkR’Lấp, Đắk R’Tih …

Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có nhiều mỏ khoáng sản với 16 loại khoáng sản chủ yếu:bauxit, wolfram, antimoal, bazan bọt; bazan cột, bazan khối, cát xây dựng, đá bazan, đá granit, sét gạch ngói, than bùn, opal, thiếc sa khoáng, kaolin, nước khoáng thiên nhiên, saphir.
Bô xít:  Là nguồn khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk GLong, Đắk R’Lấp, Đắk Song, Tuy Đức, trữ lượng dự đoán 5,4 tỉ tấn, trữ lượng thăm dò 2,6 tỉ tấn, hàm lượng Al2O3 từ 35-40%.
Khoáng sản quí hiếm: Có vàng, đá quí ngọc bích, saphir, opal…phân bổ rải rác ở Đăk Song, Đăk Glong, Đăk Mil. Ngoài ra còn có Wolfram, thiếc, antimoal trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk GLong, Cư Jút.
Ngoài ra còn có các tài nguyên khá phong phú là nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét phân bố rải rác trên địa bàn một số huyện, có thể khai thác công nghiệp, sản xuất gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kinh tế-xã hội cũng như xây dựng dân dụng cho khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh. Sét cao lanhlàm gốm sứ cao cấp phân bố tập trung ở huyện Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa; puzơlan làm nguyên liệu cho xi măng, gạch ceramic; đá bazan bọt làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát cách âm, cách nhiệt, sợi chịu nhiệt v.v.
Nguồn nước khoáng có ở Đắk Song được khoan thăm dò tháng 6/1983, sâu 180 m khả năng khai thác rất lớn, khoảng 570 m3/ngày đêm và khí C02 đồng hành khoảng 9,62 tấn/ngày đêm.

Tài nguyên du lịch

Với lợi thế nằm trên cao nguyên M’Nông mênh mông, là thượng nguồn của 02 dòng sông lớn là sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai, Đăk Nông có nhiều thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Các thác nước đẹp, hùng vĩ, còn nguyên sơ nằm giữa rừng già như thác Trinh Nữ, thác Dray H’Linh, Dray Sáp, thác Gia Long, thác Dray Nur, thác Diệu Thanh, thác Gấu, thác Chuông, thác Diệu Thanh, thác Ngầm, thác Lưu Ly, thác Liêng Nung, thác Đắk Glun, thác Ba tầng, v.v.     
Những khu rừng nguyên sinh có thể xây dựng các khu du lịch sinh thái, dã ngoại, cưỡi ngựa, sắn bắn, cắm trại trong các khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (25.000 ha), bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (28.000 ha). Những hồ nước mênh mông có thể xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, đua thuyền như Hồ Tây, EaSnô, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR’tih, Đồng Nai 3,4.v.v.
Các bon làng đồng bào dân M’Nông, Mạ, Ê đê… là những vùng đất ẩn chứa nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý báu, trong đó nổi bật hơn cả là cồng chiêng và các bộ sử thi; với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống như Lễ hội cồng chiêng, uống rượu cần, lễ hội đâm trâu…là những tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa, dân tộc, nhân văn.
Đó là điều kiện để hình thành các cụm du lịch, tour du lịch nếu được kết nối với các điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắc, Bình Thuận, Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh và Vương quốc Campuchia sẽ tạo nên hành trình du lịch hấp dẫn đối với du khách.

CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU UNESCO ĐẮK NÔNG

Công viên địa chất Đắk Nông là Công viên địa chất toàn cầu thứ 3 ở Việt Nam, sau Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) và Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), do Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận.

Công viên địa chất Đắk Nông được thành lập năm 2015 và hướng đến mục tiêu tham gia mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu vào năm 2020. Công viên địa chất Đắk Nông trải dài trên diện tích 4.760km2, nằm trên địa danh các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và TP Gia Nghĩa. Từ lâu, Công viên địa chất Đắk Nông đã là vùng đất trù phú với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng về văn hoá, địa chất tự nhiên, còn lưu lại nhiều dấu tích hoạt động của người tiền sử.

Hiện nay, Đắk Nông đã xây dựng 3 tuyến du lịch trong vùng CVĐC Đắk Nông. Cùng với đó, tỉnh đầu tư hoàn thiện các hệ thống cơ sở vật chất tại các điểm tham quan du lịch; tập trung đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác xã sản xuất, bảo tồn nghề truyền thống đảm bảo theo chất lượng, tiêu chuẩn, cung ứng sản phẩm cho khách du lịch đến tìm hiểu, tham quan, trải nghiệm, hướng tới mục tiêu tạo thương hiệu du lịch Đắk Nông.

Cơ sở hạ tầng Đắk Nông

Mạng lưới giao thông của tỉnh Đắk Nông chủ yếu là đường bộ, chưa có đường sắt và đường hàng không.

1. Hạ tầng giao thông

Quốc lộ. Có 3 tuyến với tổng chiều dài là 310 km. Đó là các tuyến: QL 14 (Km733-Km887) đoạn qua tỉnh dài 155 km, chạy qua địa bàn hầu hết các huyện trong tỉnh (trừ Krông Nô), nối tỉnh Đắk Nông với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và với các tỉnh phía Nam; QL 14C (Km70- Km168): Đoạn chạy qua tỉnh dài 98 km, đi qua các huyện Đắk Mil, Đắk Song và Đắk R’Lấp (đi cửa khẩu Buk Prăng). Quốc lộ 28 (Km121- Km179): Nối tỉnh Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh miền Trung, đoạn qua tỉnh dài 58 km.  

Tỉnh lộ. Gồm có 6 tuyến với tổng chiều dài 318 km, gồm các tuyến: Tỉnh lộ 681: Kiến Đức – Tuy Đức dài 36 km; Tỉnh lộ 682: Đức Mạnh – Đắk Song dài 24 km; Tỉnh lộ 683: Đắk Mil – Krông Nô dài 40 km; Tỉnh lộ 684: Gia Nghĩa – Cư Jút dài 111 km; Tỉnh lộ 685: Kiến Đức – Cai Chanh dài 45 km; Tỉnh lộ 686: Đắk Bút So – Quảng Sơn dài 62 km. 

Đường huyện. Với tổng chiều dài khoảng 497 km

Đường xã, thôn buôn, bon: Có khoảng 2.173km.

1. Về hạ tầng điện lực:

Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ngày càng được đầu tư, cải tạo nâng cấp, mở rộng nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho nhu cầu họat động sản xuất và sinh họat, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng tại địa phương. Hiện nay, lưới điện trên địa bàn tỉnh gồm các tuyến đường dây và trạm biến áp 500kV, 220kV, 110kV, 35kV, 22kV, 0,4kV.

Nguồn điện: Có 08 nhà máy thủy điện giáp ranh với các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bình Phước, với tổng công suất 1.299MW; 14 nhà máy thủy điện đặt trên địa bàn tỉnh với tổng công suất 349,11MW; 02 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 106,4MWp; 01 Nhà máy nhiệt điện than 30MW phục vụ sản xuất Nhà máy Alumin Nhân Cơ; hệ thống điện mặt trời mái nhà khoảng gần 400MWp. Theo quy hoạch, các dự án đang thực hiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng gồm: 06 dự án điện gió với tổng công suất 430MW, 05 dự án điện mặt trời với tổng công suất  825MWp, các dự án thủy điện với tổng công suất gần 30MW.

3. Kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh 

Tính đến tháng 01/2021, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 02 khu công nghiệp (Tâm Thắng, Nhân Cơ) đã được thành lập với tổng diện tích (sau khi điều chỉnh) là 327,19 ha và 01 khu công nghiệp (Nhân Cơ 2) được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 với diện tích 400 ha; tổng diện tích đất khu công nghiệp đã thành lập và quy hoạch trên địa bàn tỉnh là 727,19 ha.

3.1. Khu công nghiệp đã thành lập và đang hoạt động:

Khu công nghiệp Tâm Thắng được Thủ tướng Chính phủ thành lập và phê duyệt năm 2002 tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 28/10/2002.

– Vị trí: Xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông;

– Diện tích (sau khi điều chỉnh): 179,19 ha, trong đó:

+ Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê: 128,4 ha;

+ Diện tích đất công nghiệp đã cho thuê: 121,3 ha;

– Tổng vốn đầu tư: 191,3 tỷ đồng (khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); đến 31/12/2020 điều chỉnh là 317,856 tỷ đồng.

– Chủ đầu tư: Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tâm Thắng.

a) Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng:

Tính đến tháng 01/2021, tổng vốn đầu tư khu công nghiệp là 317,856 (chưa có hạng mục phòng cháy và chữa cháy, dự toán khoảng 10 tỷ đồng); vốn đầu tư đã bố trí là 235,282 tỷ đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 152 tỷ đồng, ngân sách địa phương 83,282 tỷ đồng. Lũy kế đến tháng 01/2021, khối lượng xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp ước đạt 73,78% tổng khối lượng được phê duyệt. Nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là 92,963 tỷ đồng.

b) Công tác thu hút đầu tư:

Lũy kế đến tháng 01/2021, khu công nghiệp Tâm Thắng đã thu hút được 42 dự án đầu tư (03 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 2.581 tỷ đồng, vốn thực hiện 2.098,2 tỷ đồng (đạt 81,28%); trong đó, 33 dự án đã đi vào hoạt động, 03 dự án đang xây dựng cơ bản, 06 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đang triển khai thực hiện; tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt 94,46%.

c) Tình hình hoạt động, sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp:

Trong năm 2020, doanh thu của các doanh nghiệp ước đạt 2.500 tỷ đồng, giảm 500 tỷ đồng so với năm 2019; xuất khẩu 800 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 17 tỷ đồng, tăng 02 tỷ đồng so với năm 2019. Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động, sản xuất – kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến công suất giảm, lượng hàng tồn kho tăng, một số dự án hoạt động cầm chừng hoặc tạm ngừng hoạt động.

Tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp khu công nghiệp là 1.600 người, với mức thu nhập bình quân khoảng 5,5 triệu đồng/người/tháng. Nhìn chung, các doanh nghiệp khu công nghiệp cơ bản thực hiện tốt chính sách, chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật, không để xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công.

(có bản đồ quy hoạch khu công nghiệp Tâm Thắng gửi kèm theo)

3.2. Khu công nghiệp đã thành lập và đang xây dựng cơ bản:

Khu công nghiệp Nhân Cơ được UBND tỉnh Đắk Nông thành lập tại Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 11/8/2014.

– Vị trí: Xã Nhân cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông.

– Diện tích: 148 ha.

– Tổng vốn đầu tư: 1.658 tỷ đồng.

– Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án giao thông, dân dụng, công nghiệp tỉnh.

a) Tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng:

Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong và bên ngoài hàng rào khu công nghiệp 1.658 tỷ đồng đến hết năm 2020 ngân sách Trung ương và địa phương đã bố trí 993 tỷ đồng, tỷ lệ đạt 58,89%. Dự án gồm 14 hạng mục công trình, đến nay đã triển khai 08 gói thầu xây lắp gồm 10/14 hạng mục; còn 04 hạng mục chưa triển khai thi công do chưa bố trí được vốn đầu tư; nhu cầu vốn để xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là 665,088 tỷ đồng.

b) Tình hình thu hút đầu tư:

Lũy kế đến tháng 01/2021, đã thu hút được 01 dự án đầu tư là dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông do Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân làm chủ đầu tư; tổng vốn đầu tư: 15.480 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện: 2.413 tỷ đồng; công suất tối đa: 450.000 tấn sản phẩm/năm; diện tích đất sử dụng: 128 ha; số lao động: 112 người. Dự án hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện công tác xây dựng cơ bản và chuẩn bị lắp đặt máy móc thiết bị. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp: 86,5%.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐẮK NÔNG

Do vị trí địa lý, vùng đất Đăk Nông nói riêng, vùng đất Tây Nguyên nói chung, nằm ở ngã ba của các quốc gia Đông Dương, luôn chịu sự tranh chấp của nhiều thế lực bên ngoài với các tộc người bản địa hoặc giữa các thế lực xâm lược với nhau. Vì vậy, vùng đất này luôn chịu sự xáo trộn về ranh giới địa lý hành chính.
Do vị trí địa lý, vùng đất Đăk Nông nói riêng, vùng đất Tây Nguyên nói chung, nằm ở ngã ba của các quốc gia Đông Dương, luôn chịu sự tranh chấp của nhiều thế lực bên ngoài với các tộc người bản địa hoặc giữa các thế lực xâm lược với nhau. Vì vậy, vùng đất này luôn chịu sự xáo trộn về ranh giới địa lý hành chính.
Từ  năm 1893, triều đình nhà Nguyễn buộc phải chấp nhận để Pháp toàn quyền cai trị vùng cao nguyên Trung phần, Đăk Nông trở thành vùng đất thuộc quyền cai trị trực tiếp của thực dân Pháp.
Không chịu khuất phục dưới ách thống trị của thực dân, các dân tộc Tây Nguyên nói chung, Đăk Nông nói riêng đã vùng lên, chống thực dân xâm lược mà điển hình là các cuộc khởi nghĩa của N’Trang Gưh (1845-1914, tù trưởng buôn Cuah Kplang), từ năm 1887 đến năm 1914, ông từng lãnh đạo nghĩa quân bao vây tiêu diệt đồn Buôn Tur, buôn Riăng, buôn Dur, buôn Tinh, đồn Phơty…; cuộc khởi nghĩa của N’Trang Lơng (1870 – 1935, là người dân tộc M’Nông), Ông đã đứng lên lãnh đạo các dân tộc M’ Nông, Stiêng, Mạ… vũ trang chống Pháp từ cuối năm 1911, cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp vùng cao nguyên M’Nông và được nhiều tù trưởng tài giỏi khác như R’Dinh, R’Ong (tù trưởng của các buôn Bu Jeng Chet, Bu Mera, Bu Nơr, Bu Nốp… thuộc tổng DakRtik, nay là tỉnh Đắk Nông) tham gia. Giữa tháng 5 năm 1935, quân Pháp tập trung tiến công đại bản doanh của nghĩa quân. Tù trưởng N’Trang Lơng bị trọng thương và tử thương đêm 23 tháng 5 năm 1935.
Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định khu vực Tây Nguyên, thực dân Pháp đã từng bước thiết lập hệ thống chính quyền tay sai thực dân trên địa bàn Đăk Nông để kiểm soát dân chúng, tập trung ở Đăk Mil, Đăk Song. Năm 1940, bên cạnh nhà tù Buôn Ma Thuột, chúng còn cho xây dựng Ngục Đăk Mil (nay thuộc huyện Đăk Mil, Đăk Nông), nhằm đày ải và tra tấn các chiến sĩ cách mạng của ta. Ngục Đăk Mil trở thành một cơ sở cách mạng trên địa bàn huyện và đã chứng kiến nhiều lần vượt ngục dũng cảm của những người Cộng sản yêu nước.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) Đăk Nông là vùng địch tạm chiếm đóng. Đồng bào dân tộc M’Nông, Mạ… với truyền thống kiên cường, anh dũng trong đấu tranh chống ngoại xâm đã được sớm giác ngộ và đi theo cách mạng. Năm 1950, tỉnh Đăk Lăk cử Đội công tác 124 về tiến hành xây dựng cơ sở ở xung quanh núi Nâm Nung.
Những năm 1954 – 1959, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiều thanh niên M’Nông, Mạ… đã giác ngộ cách mạng, thoát ly và được đưa vào vùng hậu cứ đào tạo để sau này phục vụ địa phương. Ban Cán sự Đảng kết hợp với đội công tác tuyên truyền, vận động thành lập được trung đội du kích người dân tộc M’Nông để chiến đấu chống Pháp. Đây là những lực lượng tiền thân của lực lượng quân sự tỉnh sau này.
Từ năm 1959, khu vực Nâm Nung trở thành khu căn cứ của lực lượng cách mạng. Tại căn cứ này, chính quyền cách mạng đã xây dựng được 3 trung đội du kích, gồm 150 thanh niên M’Nông, đã huy động được hàng chục ngàn ngày công phục vụ chiến đấu, vận động nhân dân đóng góp hàng ngàn tấn lương thực, hàng trăm tấn thực phẩm cho cách mạng và xây dựng hàng ngàn hầm chông, cạm bẫy, rào hàng chục cây số để chiến đấu bảo vệ hậu cứ, bảo vệ an toàn cơ quan lãnh đạo tỉnh, huyện và các trạm hành lang.
Tháng 1.1959, chính quyền Sài Gòn cắt một phần phía Tây của tỉnh Đắk Lắk, một phần quận Kiến Hòa của Thủ Dầu Một để thành lập tỉnh Quảng Đức. Địa giới hành chính tỉnh Quảng Đức, về cơ bản giống như địa giới tỉnh Đắk Nông ngày nay, được chia làm 3 quận: Quận Đức Lập, quận Kiến Đức, quận Khiêm Đức và khu hành chính Đức Xuyên. Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chiến lược và điều kiện chiến tranh, tháng 12 năm 1960, Trung ương đã quyết định thành lập tỉnh Quảng Đức dựa trên sự phân chia địa giới của địch (lấy mật danh là B4), thuộc Liên tỉnh IV, do Liên khu V trực tiếp chỉ đạo; giữa năm 1961, tỉnh Quảng Đức do khu VI trực tiếp chỉ đạo.
Đầu năm 1962, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của Cách mạng, Trung ương quyết định giải thể tỉnh Quảng Đức, chuyển Đức Lập, Đức Xuyên nhập về tỉnh Đăk Lăk, Kiến Đức nhập về tỉnh Phước Long, Khiêm Đức nhập về tỉnh Lâm Đồng.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 5/1975, thực hiện chủ trương của Trung ương, tỉnh Quảng Đức được thành lập lại, Chính quyền Cách mạng đã nhanh chóng chỉ đạo các cấp, các ngành ổn định tổ chức, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước phát triển kinh tế-xã hội. Tháng 11/1975, tỉnh Quảng Đức sáp nhập vào tỉnh Đăk Lăk.
Từ ngày 01/01/2004, tỉnh Đăk Nông được tái lập theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk Lăk. Hiện nay, tỉnh Đăk Nông có diện tích tự nhiên là 6.514,38 km2,có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã gồm: Cư Jut, Đăk Mil, Krông Nô, Đăk Song, Đăk Rlâp, Đăk Glong, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa. Trung tâm tỉnh lỵ là Thị xã Gia Nghĩa.
0/5 (0 Reviews)
Copyright © 2020 TKT TECHNOLOGY CO.LTD All Rights Reserved