Tỉnh Đắk Nông
28/02/2022 10:00
Công Ty TNHH Công Nghệ TKT với đội ngũ Kỹ sư, Kỹ thuật ngành Môi trường chuyên Thiết kế, Thi công và Lắp đặt các Công trình Xử lý nước, Hệ thống lọc nước, Máy Lọc nước. TKTTECH tự hào là đơn vị được các Nhà máy, Bệnh viện, Phòng khám hợp tác và nhiều hộ gia đình tin dùng. Công ty chúng tôi đã có chi nhánh tại Phường Nghĩa Đức – Tp. Gia Nghĩa – Tỉnh Đắk Nông
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH ĐẮK NÔNG
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI Đắk Nông
Vị trí địa lý
Địa hình
Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, độ cao trung bình khoảng 600 m đến 700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng).
Khí hậu thời tiết
Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể.
Thủy văn:
Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện và phục vụ nhu cầu dân sinh.
Đất đai
Về thổ nhưỡng: Đất đai Đăk Nông khá phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu gồm 05 nhóm chính: Nhóm đất xám trên nền đá macma axit và đá cát chiếm khoảng 40% diện tích và được phân bổ đều toàn tỉnh. Đất đỏ bazan trên nền đá bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình quân 120 cm, phân bổ chủ yếu ở Đăk Mil, Đăk Song. Còn lại là đất đen bồi tụ trên nền đá bazan, đất Gley và đất phù sa bồi tụ dọc các dòng sông, suối.
Với tài nguyên đất đai nêu trên, Đăk Nông rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê, cao su, chè, tiêu, điều trên nền đất xám, đất đỏ bazan. Đồng thời rất thích hợp cho phát triển một diện tích lớn cây hàng năm như lúa, ngô và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác trên đất đen bồi tụ, đất Gley và đất phù sa ven sông, suối.
Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2019, dân số toàn tỉnh là 625.822 người. Cơ cấu dân tộc đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, M’Nông, Tày, Thái, E Đê, Nùng…
Dân tộc
Tôn giáo- Tín ngưỡng
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐẮK NÔNG
Tài nguyên đất
Tài nguyên nước
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên du lịch
CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU UNESCO ĐẮK NÔNG
Công viên địa chất Đắk Nông là Công viên địa chất toàn cầu thứ 3 ở Việt Nam, sau Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) và Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), do Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận.
Công viên địa chất Đắk Nông được thành lập năm 2015 và hướng đến mục tiêu tham gia mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu vào năm 2020. Công viên địa chất Đắk Nông trải dài trên diện tích 4.760km2, nằm trên địa danh các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và TP Gia Nghĩa. Từ lâu, Công viên địa chất Đắk Nông đã là vùng đất trù phú với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng về văn hoá, địa chất tự nhiên, còn lưu lại nhiều dấu tích hoạt động của người tiền sử.
Hiện nay, Đắk Nông đã xây dựng 3 tuyến du lịch trong vùng CVĐC Đắk Nông. Cùng với đó, tỉnh đầu tư hoàn thiện các hệ thống cơ sở vật chất tại các điểm tham quan du lịch; tập trung đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác xã sản xuất, bảo tồn nghề truyền thống đảm bảo theo chất lượng, tiêu chuẩn, cung ứng sản phẩm cho khách du lịch đến tìm hiểu, tham quan, trải nghiệm, hướng tới mục tiêu tạo thương hiệu du lịch Đắk Nông.
Cơ sở hạ tầng Đắk Nông
1. Hạ tầng giao thông
Quốc lộ. Có 3 tuyến với tổng chiều dài là 310 km. Đó là các tuyến: QL 14 (Km733-Km887) đoạn qua tỉnh dài 155 km, chạy qua địa bàn hầu hết các huyện trong tỉnh (trừ Krông Nô), nối tỉnh Đắk Nông với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và với các tỉnh phía Nam; QL 14C (Km70- Km168): Đoạn chạy qua tỉnh dài 98 km, đi qua các huyện Đắk Mil, Đắk Song và Đắk R’Lấp (đi cửa khẩu Buk Prăng). Quốc lộ 28 (Km121- Km179): Nối tỉnh Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh miền Trung, đoạn qua tỉnh dài 58 km.
Tỉnh lộ. Gồm có 6 tuyến với tổng chiều dài 318 km, gồm các tuyến: Tỉnh lộ 681: Kiến Đức – Tuy Đức dài 36 km; Tỉnh lộ 682: Đức Mạnh – Đắk Song dài 24 km; Tỉnh lộ 683: Đắk Mil – Krông Nô dài 40 km; Tỉnh lộ 684: Gia Nghĩa – Cư Jút dài 111 km; Tỉnh lộ 685: Kiến Đức – Cai Chanh dài 45 km; Tỉnh lộ 686: Đắk Bút So – Quảng Sơn dài 62 km.
Đường huyện. Với tổng chiều dài khoảng 497 km
Đường xã, thôn buôn, bon: Có khoảng 2.173km.
1. Về hạ tầng điện lực:
Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ngày càng được đầu tư, cải tạo nâng cấp, mở rộng nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho nhu cầu họat động sản xuất và sinh họat, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng tại địa phương. Hiện nay, lưới điện trên địa bàn tỉnh gồm các tuyến đường dây và trạm biến áp 500kV, 220kV, 110kV, 35kV, 22kV, 0,4kV.
Nguồn điện: Có 08 nhà máy thủy điện giáp ranh với các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bình Phước, với tổng công suất 1.299MW; 14 nhà máy thủy điện đặt trên địa bàn tỉnh với tổng công suất 349,11MW; 02 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 106,4MWp; 01 Nhà máy nhiệt điện than 30MW phục vụ sản xuất Nhà máy Alumin Nhân Cơ; hệ thống điện mặt trời mái nhà khoảng gần 400MWp. Theo quy hoạch, các dự án đang thực hiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng gồm: 06 dự án điện gió với tổng công suất 430MW, 05 dự án điện mặt trời với tổng công suất 825MWp, các dự án thủy điện với tổng công suất gần 30MW.
3. Kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tính đến tháng 01/2021, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 02 khu công nghiệp (Tâm Thắng, Nhân Cơ) đã được thành lập với tổng diện tích (sau khi điều chỉnh) là 327,19 ha và 01 khu công nghiệp (Nhân Cơ 2) được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 với diện tích 400 ha; tổng diện tích đất khu công nghiệp đã thành lập và quy hoạch trên địa bàn tỉnh là 727,19 ha.
3.1. Khu công nghiệp đã thành lập và đang hoạt động:
Khu công nghiệp Tâm Thắng được Thủ tướng Chính phủ thành lập và phê duyệt năm 2002 tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 28/10/2002.
– Vị trí: Xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông;
– Diện tích (sau khi điều chỉnh): 179,19 ha, trong đó:
+ Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê: 128,4 ha;
+ Diện tích đất công nghiệp đã cho thuê: 121,3 ha;
– Tổng vốn đầu tư: 191,3 tỷ đồng (khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); đến 31/12/2020 điều chỉnh là 317,856 tỷ đồng.
– Chủ đầu tư: Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tâm Thắng.
a) Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng:
Tính đến tháng 01/2021, tổng vốn đầu tư khu công nghiệp là 317,856 (chưa có hạng mục phòng cháy và chữa cháy, dự toán khoảng 10 tỷ đồng); vốn đầu tư đã bố trí là 235,282 tỷ đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 152 tỷ đồng, ngân sách địa phương 83,282 tỷ đồng. Lũy kế đến tháng 01/2021, khối lượng xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp ước đạt 73,78% tổng khối lượng được phê duyệt. Nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là 92,963 tỷ đồng.
b) Công tác thu hút đầu tư:
Lũy kế đến tháng 01/2021, khu công nghiệp Tâm Thắng đã thu hút được 42 dự án đầu tư (03 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 2.581 tỷ đồng, vốn thực hiện 2.098,2 tỷ đồng (đạt 81,28%); trong đó, 33 dự án đã đi vào hoạt động, 03 dự án đang xây dựng cơ bản, 06 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đang triển khai thực hiện; tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt 94,46%.
c) Tình hình hoạt động, sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp:
Trong năm 2020, doanh thu của các doanh nghiệp ước đạt 2.500 tỷ đồng, giảm 500 tỷ đồng so với năm 2019; xuất khẩu 800 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 17 tỷ đồng, tăng 02 tỷ đồng so với năm 2019. Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động, sản xuất – kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến công suất giảm, lượng hàng tồn kho tăng, một số dự án hoạt động cầm chừng hoặc tạm ngừng hoạt động.
Tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp khu công nghiệp là 1.600 người, với mức thu nhập bình quân khoảng 5,5 triệu đồng/người/tháng. Nhìn chung, các doanh nghiệp khu công nghiệp cơ bản thực hiện tốt chính sách, chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật, không để xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công.
(có bản đồ quy hoạch khu công nghiệp Tâm Thắng gửi kèm theo)
3.2. Khu công nghiệp đã thành lập và đang xây dựng cơ bản:
Khu công nghiệp Nhân Cơ được UBND tỉnh Đắk Nông thành lập tại Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 11/8/2014.
– Vị trí: Xã Nhân cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông.
– Diện tích: 148 ha.
– Tổng vốn đầu tư: 1.658 tỷ đồng.
– Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án giao thông, dân dụng, công nghiệp tỉnh.
a) Tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng:
Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong và bên ngoài hàng rào khu công nghiệp 1.658 tỷ đồng đến hết năm 2020 ngân sách Trung ương và địa phương đã bố trí 993 tỷ đồng, tỷ lệ đạt 58,89%. Dự án gồm 14 hạng mục công trình, đến nay đã triển khai 08 gói thầu xây lắp gồm 10/14 hạng mục; còn 04 hạng mục chưa triển khai thi công do chưa bố trí được vốn đầu tư; nhu cầu vốn để xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là 665,088 tỷ đồng.
b) Tình hình thu hút đầu tư:
Lũy kế đến tháng 01/2021, đã thu hút được 01 dự án đầu tư là dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông do Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân làm chủ đầu tư; tổng vốn đầu tư: 15.480 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện: 2.413 tỷ đồng; công suất tối đa: 450.000 tấn sản phẩm/năm; diện tích đất sử dụng: 128 ha; số lao động: 112 người. Dự án hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện công tác xây dựng cơ bản và chuẩn bị lắp đặt máy móc thiết bị. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp: 86,5%.