Lọc xử lý nước cấp Đắk Lắk
Hiện tại nhiều hộ dân, công trình công nghiệp, dự án tại các vùng của tỉnh Đắk Lắk, Nguồn nước giếng đào, giếng khoan vẫn là nguồn nước cấp chính được sử dụng cho sản xuất cũng như trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước cấp này đã không còn an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe, Việc Lắp đặt hệ thống lọc xử lý nước cấp sản xuất công nghiệp và sinh hoạt ở huyện Krông Ana, Ea Kar, Krông Búk, M’Dắk, Ea H’Leo, Cư M’Gar, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Krông Năng, Lắk, Krông Pắc, Cư Kuin và thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk tại Đắk Lắk là vô cùng cần thiết để có nguồn nước đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT hay các quy chuẩn nước cấp cho sản xuất công nghiệp khác.
Giới thiệu về hệ thống lọc xử lý nước cấp sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở khu vực Tây Nguyên, là một trong những khu vực phát triển kinh tế nhanh nhất của Việt Nam. Đắk Lắk có nhiều nguồn nước ngầm, giếng khoan và sông suối được sử dụng rộng rãi cho mục đích sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng nước từ các nguồn này không đảm bảo và thường chứa các chất ô nhiễm, vi khuẩn, virus và tạp chất khác, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sản xuất nông nghiệp.
Để giải quyết vấn đề này, hệ thống lọc xử lý nước cấp được sử dụng rộng rãi trên địa bàn Đắk Lắk để cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống này sử dụng các công nghệ tiên tiến như lọc cát, lọc đá, lọc than hoạt tính, khử trùng bằng ánh sáng UV và ozone để loại bỏ các chất độc hại và tạp chất trong nước, giúp tăng cường khả năng bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sản xuất nông nghiệp an toàn và hiệu quả.
Hệ thống xử lý nước cấp công nghiệp tại Phường Tân Tiến, Thành Phố Ban Mê Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Tầm quan trọng của việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ tại Tây Nguyên. Với những lợi thế về địa hình, nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người, Đắk Lắk đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước cấp sinh hoạt và sản xuất công nghiệp ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước và cạn kiệt nguồn nước ngầm. Vì vậy, việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo an toàn cho môi trường và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động sản xuất.
Hệ thống lọc xử lý nước cấp có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn, virus và các chất độc hại có trong nguồn nước, giúp cho nước trở nên sạch và an toàn để sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt, trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, nước được sử dụng đa phần là nước ngầm, chất lượng nước không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất. Vì thế, việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp đảm bảo chất lượng nước đáp ứng yêu cầu của các hoạt động sản xuất.
Việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe cho con người và môi trường, mà còn mang lại lợi ích kinh tế, tiết kiệm chi phí cho việc mua nước đóng chai hay phải tiêu hao chi phí xử lý môi trường sau khi sản xuất. Hơn nữa, việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp còn giúp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trở nên bền vững và cạnh tranh
Nguồn nước cấp từ giếng khoan tại Đắk Lắk bị nhiễm nhiều Kim loại nặng
Công Ty TNHH Công Nghệ TKT là công ty hàng đầu tại khu vực Đắk Lắk và các tỉnh Tây nguyên Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông và Lâm Đồng trong lĩnh vực xử lý nước cấp, nước ngầm (nước giếng khoan, giếng đào), nước mặt (nước sông, hồ).
Tầm quan trọng của việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp sản xuất công nghiệp và sinh hoạt tại huyện Krông Ana, Ea Kar, Krông Búk, M’Dắk, Ea H’Leo, Cư M’Gar, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Krông Năng, Lắk, Krông Pắc, Cư Kuin và thành phố Buôn Ma Thuột.
Việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp sản xuất công nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là tại các huyện Krông Ana, Ea Kar, Krông Búk, M’Dắk, Ea H’Leo, Cư M’Gar, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Krông Năng, Lắk, Krông Pắc và Cư Kuin cũng như thành phố Buôn Ma Thuột, là rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Với sự phát triển không ngừng của công nghiệp và đô thị hóa, nhu cầu sử dụng nước đã tăng đáng kể, đặc biệt là nước đáp ứng tiêu chuẩn cho các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, nước giếng khoan thường chứa các hợp chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh, gây hại cho sức khỏe con người và động vật, cũng như gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp sản xuất công nghiệp và sinh hoạt sẽ giúp loại bỏ các hợp chất độc hại và vi khuẩn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, việc sử dụng nước đã qua xử lý sẽ giảm thiểu chi phí cho việc mua nước đóng chai hay tiền sử dụng nước máy của nhà nước, đồng thời giúp tiết kiệm tài nguyên nước quý báu.
Bộ lọc phèn tại Khu công nghiệp Hòa Phú – Xã Hòa Phú – Tp. Buôn Ma Thuột – Tinh Đắk Lắk
Với đội ngũ Kỹ sư, Kỹ thuật ngành Công nghệ Môi trường Nước chuyên Tư vấn, Thiết kế, thi công lắp đặt các Công trình, Hệ thống Xử lý nước cấp tại Đắk Lắk, Các Hệ thống lọc nước RO, Hệ thống thiết bị bộ cột lọc composite tổng đầu nguồn xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn cấp cho sinh hoạt, biệt thự và công nghiệp, Hệ thống bộ bình lọc, thiết bị cột lọc nước giếng khoan gia đình, Lọc Nước Nhiễm Đá Vôi tại Đắk Lắk. TKTTECH tự hào là đơn vị được các Nhà máy, Bệnh viện, Phòng khám hợp tác và nhiều hộ gia đình tại Đắk Lắk tin dùng.
Bộ cột lọc nước giếng khoan sinh hoạt và nhà yến ở Ea Lê, Ea Súp, Đắk Lắk
Nguyên nhân nguồn nước cấp tại Đắk Lắk bị ô nhiễm
Nguyên nhân chính được xác định dẫn đến tình trạng này, là bởi những hóa chất độc hại chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào môi trường từ các nhà máy, khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt thuộc các khu dân cư, nhiễm bẩn từ sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong nông nghiệp, bể phốt, chất thải động vật, chất thải công nghiệp… Nguồn nước thải độc hại này, ngấm trực tiếp vào đất, gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm.
Lắp đặt thiết bị xử lý nước cấp sinh hoạt tại Thành Phố Ban Mê Thuột – Đắk Lắk
Do những hóa chất độc hại chưa qua xử lý đã được xả trực tiếp vào môi trường, đặc biệt là chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt thuộc các khu dân cư, chất thải động vật…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chăn nuôi gia súc gia cầm từ quy mô nhỏ lẻ theo nông hộ đến trang trại đang diễn ra tràn lan, phổ biến, không có quy hoạch. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng chưa xây dựng được hệ thống xử lý chất thải phù hợp đã khiến tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng trở nên trầm trọng.
Nguồn nước cấp tại Đắk Lắk bị ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi, sản xuất
Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, việc nhiễm bẩn từ bể phốt, chất thải công nghiệp… cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm; về lâu dài việc sử dụng nguồn nước này trong sinh hoạt, đặc biệt là dùng trong ăn uống sẽ vô cùng nguy hiểm.
Nguồn khí thải tích tụ trên bầu khí quyển, bị hòa tan khi có mưa, cuốn theo các chất khí độc hại rơi xuống và ngấm vào mặt đất. Chất thải rắn trên mặt đất khi gặp nước mưa cũng ngấm vào đất khiến cho nguồn nước ngầm, nguồn nước giếng của người dân bị ô nhiễm và ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Bộ cột lọc nước giếng khoan ở Huyện Eakar, Tỉnh Đắk Lắk
Tất cả những điều trên đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, nguồn nước sản xuất công nghiệp.
Các vấn đề thường gặp về chất lượng nước và tác động của chúng đến sức khỏe con người khu vực Đắk Lắk
Chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, trên địa bàn Đắk Lắk, các vấn đề về chất lượng nước không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Một số tác động tiêu cực của nước ô nhiễm có thể gây ra các bệnh về đường ruột, hô hấp và thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Các vấn đề thường gặp về chất lượng nước ở Đắk Lắk bao gồm sự ô nhiễm do hoạt động khai thác mỏ, sử dụng phân bón và hóa chất trong nông nghiệp, sự ô nhiễm do chất thải công nghiệp và sinh hoạt được xả thải trực tiếp vào các nguồn nước. Việc giải quyết các vấn đề về chất lượng nước đang là mối quan tâm hàng đầu tại Đắk Lắk và việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước sẽ giúp giải quyết một phần vấn đề này.
Thành Phần Tính Chất Nguồn Nước Cấp Tại Đắk Lắk Cần Xử Lý
2.1. Tính chất vật lý nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
– Nước dưới đất trên địa bàn lưu vực Srepok hầu hết không màu, không mùi, vị nhạt. Nhiệt độ của nước thay đổi 25 đến 260C, thường gặp 260C. Tuy nhiên, một số nơi như Krông Ana, Krông Nô, Lăk nước bị ô nhiễm sắt, thường có màu hơi vàng và mùi tanh.
– Độ pH của nước dưới đất thay đổi từ 5,52 đến 10,35 trung bình 7,3. Trong tổng số mẫu phân tích chỉ có 7 mẫu (chiếm 1,42%) vượt giá trị giới hạn (GTGH), giá trị lớn nhất vượt không đáng kể so với GTGH (vượt 1,2 lần).
Các mẫu vượt là: mẫu lấy tại lỗ khoan quan tắc LKC5o Phước An – Krông Pách (pH = 10,35); trạm cấp nước tập trung của buôn Ea Đua, xã Đliê Yang, huyện Krông Năng (pH = 8,84); ở huyện Buôn Đôn có 3 mẫu: xã Ea Huar có lỗ khoan LK2 (pH = 8,64), lỗ khoan LK7 (pH = 9,02), ở xã Ea Wer có lỗ khoan LK9 (pH= 9,27); xã Ea Mdroh, Cư M’gar (pH = 9,2) và ở Đrây Sap – Krông Ana (pH=8,6).
2.2. Chỉ tiêu độ cứng trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy độ cứng của nước dưới đất thay đổi từ 7,5 đến 450,07 mgCaCO3/l, trung bình 101,0 mgCaCO3/l. Như vậy, nước dưới đất trên lưu vực Srepok thuộc nước rất mềm đến mềm.
Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch ban hành theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì GTGH cho phép của độ cứng là 350 mg/l. Nếu theo Tiêu chuẩn này thì có một số mẫu nước có độ cứng vượt GTGH, chúng phân bố ở các xã Krông Na, Ea Wer và thị trấn Buôn Đôn của huyện Buôn Đôn và một số khu vực thuộc huyện Ea Sup, Cư Jút, Đăk Mil và Chư Prông (Gia Lai).
Như vậy, nước dưới đất có độ cứng cao thuộc các khu vực nêu trên chủ yếu là nước trong trầm tích Jura, có phông độ cứng cao hơn so với tầng chứa nước khác. Nguyên nhân độ cứng của nước cao là do các lớp sét vôi chứa trong trầm tích Jura bị thủy phân, làm tăng hàm lượng bicarbonat và calci trong nước.
hệ thống làm mềm nước cứng, lọc nước đá vôi trong nước Cư M’gar – Đắk Lắk
2.3. Chỉ tiêu độ khoáng (TDS) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Độ khoáng hóa của nước dưới đất (chất rắn tổng số) thay đổi từ 20,0 mg/l đến 840,0 mg/l, trung bình 165,3 mg/l. Trong số mẫu nước đã phân tích cho thấy chưa có mẫu nào có tổng độ khoáng hóa vượt quá 1.000 mg/l (tiêu chẩn cho phép là 1.500 mg/l). Như vậy, nước dưới đất trong lưu vực Srepok thuộc loại siêu nhạt đến nhạt, chủ yếu là nước siêu nhạt.
2.4. Hàm lượng Amoni (NH4+) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Hàm lượng Amoni thay đổi từ không phát hiện đến 0,3 mg/l, trung bình 0,032 mg/l. Trong số các mẫu nước đã phân tích có 46 mẫu hàm lượng Amoni vượt GTGH. Số mẫu vượt phân bố như sau: 8 mẫu phân bố ở huyện Lăk, 8 mẫu phân bố ở huyện Krông Ana, tập trung vào Buôn Tua A, Thôn 1, UBND xã – Đrây Sap, thị trấn Buôn Trấp, Mbla – Ea Bông, 02 mẫu ở huyện M’Đrăk, 9 mẫu ở huyện Ea Kar.
Ngoài ra, chúng còn phân bố rải rác ở thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện Cư Kuin, Cư M’gar, Krông Bông (Đăk Lăk); huyện Chư Prông (Gia Lai) và huyện Đăk Mil (Đăk Nông).
Một điều đáng lưu ý là, với 227 mẫu phân tích trước năm 2005 thì chỉ có 10 mẫu (chiếm 4,4%) có hàm lượng Amoni vượt GTGH, trong khi đó với 154 mẫu phân tích năm 2008 thì có tới 30 mẫu (chiếm 19,5%) có hàm lượng Amoni vượt GTGH. Như vậy, hàm lượng Amoni trong nước dưới đất ở một số vùng trong lưu vực Srepok tăng nhanh theo thời gian và diện tích.
lọc nước nhiễm đá vôi, canxi Krông Ana – Đắk Lắk
2.5. Hàm lượng Nitrit (NO2-) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Hàm lượng Nitrit trong nước dưới đất thay đổi từ không phát hiện thấy đến 3,02 mg/l, trung bình 0,04 mg/l, thấp hơn nhiều so với GTGH (1,0 mg/l). Trong số 494 mẫu phân tích có 3 mẫu có hàm lượng Nitrit vượt GTGH cho phép từ 1,1 lần đến 3,02 lần, đó là các mẫu tại thị trấn Ea Sup.
Nước dưới đất khu vực lỗ khoan LK28T trong trầm tích Jura có mức độ ô nhiễm Nitrit tăng nhanh theo thời gian. Kết quả phân tích nước năm 2003 có hàm lượng Nitrat là 0,01 mg/l, năm 2007 là 0,08 mg/l và đến năm 2008 tăng lên 1,11 mg/l, lúc này nước đã bị ô nhiễm Nitrit
2.6. Hàm lượng Nitrat (NO3-) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Nitrat trong nước dưới đất thay đổi từ không phát hiện đến 184,4 mg/l, giá trị trung bình 8,0 mg/l. Trong số 494 mẫu phân tích có tới 45 mẫu hàm lượng Nitrat vượt GTGH (chiếm 9,1%). Trong số 45 mẫu vượt GTGH, chúng phân bố: ở Cư M’gar, Krông Pach, Ea Kar, thành phố Buôn Ma Thuột, Cư Kuin, Buôn Đôn, Cư Jút, Đăk Mil. Hàm lượng Nitrat cao trong nước thường gặp ở huyện Ea Kar, có nơi vượt tới 12,2 lần so với GTGH cho phép.
Cũng như thông số Amoni, sự ô nhiễm Nitrat nước dưới đất có sự tăng nhanh theo thời gian. Cụ thể, với 277 mẫu phân tích trước năm 2005 thì chỉ có 12 (chiếm 4,3%) mẫu hàm lượng Nitrat vượt GTGH (vượt cao nhất 2,5 lần), trong khi đó với 154 mẫu phân tích năm 2010 thì có tới 24 mẫu (chiếm 15,6%) hàm lượng Nitrat vượt GTGH (vượt cao nhất 12,2 lần – tổ An Cư, thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar).
Như vậy, nước dưới đất trong lưu vực Srepok có mức độ ô nhiễm Nitrat tăng nhanh theo thời gian và diện tích.
hệ thống làm mềm nước cứng, lọc nước đá vôi trong nước Ea Kar – Đắk Lắk
2.7 Hàm lượng Clorua (Cl-) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Clorua có hàm lượng thay đổi từ 0,53 đến 186,13 mg/l, giá trị trung bình khoảng 26,5 mg/l. Như vậy, trong số các mẫu nước dưới đất đã phân tích trong lưu vực Srepok, không có mẫu nào có hàm lượng Clorua vượt quá GTGH cho phép, giá trị lớn nhất là 186,13 mg/l chỉ bằng hơn nửa GTGH cho phép (GTGH: 250 mg/l).
2.8. Hàm lượng Sulfat (SO42-): trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Hàm lượng Sulfat trong nước dưới đất thường nhỏ, thay đổi từ không phát hiện thấy đến 196,84 mg/l, thường gặp < 2,0 mg/l, nhỏ hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép (400 mg/l). Tức là nước dưới đất thuộc lưu vực Srepok hoàn toàn chưa có dấu hiệu ô nhiễm Sulfat.
2.9. Hàm lượng sắt tổng cộng (Fe2+,+Fe3+) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Tổng hàm lượng ion sắt biến đổi từ không phát hiện đến 8,18 mg/l, thường gặp nhỏ hơn 0,5 mg/l.
Tuy nhiên, nếu theo Tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế (Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT) thì nước có hàm lượng tổng sắt (Fe2++Fe3+) > 0,5 mg/l, khi sử dụng cho ăn uống sinh hoạt thì cần phải xử lý. Nếu tính theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, thì với 494 mẫu đã phân tích có tới 74 mẫu (chiếm 13,6%) có hàm lượng sắt vượt quá 0,5 mg/l. Nước dưới đất có hàm lượng tổng sắt >0,5 mg/l thường phân bố ở Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Ana, phía tây thành phố Buôn Ma Thuột, Krông Buk, Ea Kar, Cư M’gar, Lăk và Cư Jút.
Về hàm lượng nguyên tố vi lượng, kim loại nặng ở trong nước dưới đất thuộc lưu vực Srepok, theo kết quả phân tích cho thấy hầu hết chúng đều có giá trị thấp, nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn hiện hành.
2.10. Hàm lượng Florua (F) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Qua kết quả phân tích của 377 mẫu nước cho thấy hàm lượng Florua trong nước dưới đất thay đổi từ 0,001 đến 1,927 mg/l, trung bình 0,122 mg/l, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.
2.11. Hàm lượng Xianua (CN–) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Với kết quả phân tích của 377 mẫu nước dưới đất cho thấy hàm lượng Xianua thay đổi từ 0,0001 đến 0,006 mg/l, trung bình khoảng 0,002 mg/l, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép (GTGH: 0,01 mg/l).
2.12. Hàm lượng Phenol trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Hàm lượng Phenol trong nước dưới đất thay đổi từ 0,0001 đến 0,0019 mg/l, trung bình 0,0006 mg/l. Trong tổng số 377 mẫu phân tích có 5 mẫu (chiếm 1,3%) vượt GTGH.
2.13. Hàm lượng Asen (As) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Qua kết quả phân tích của 1.514 mẫu nước cho thấy hàm lượng Asen trong nước dưới đất tỉnh Đăk Lăk thay đổi từ <0,001 đến 0,10 mg/l, thường gặp từ 0,001- 0,002 mg/l. Trong số mẫu đã phân tích có 7 mẫu vượt giá trị giới hạn theo QCVN (GTGH: 0,05 mg/l), tập trung ở các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Krong Bông, Krong Pak, Lak.
2.14. Hàm lượng Cadimi (Cd) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Kết quả phân tích của 377 mẫu nước cho thấy hàm lượng Cadimi dao động từ 0,0002 đến 0,0067 mg/l, trung bình khoảng 0,0019 mg/l. Trong số mẫu phân tích có 2 mẫu tại các lỗ khoan vùng Buôn Đôn (thuộc đề án đánh giá nguồn nước dưới đất vùng Buôn Đôn) có hàm lượng Cadimi vượt GTGH cho phép từ 1,22 đến 1,34 lần tập trung ở ở xã Tân Hoà (0,0061 mg/l) và lỗ khoan ở xã Ea Bar (0,0067 mg/l).
2.15. Hàm lượng Chì (Pb) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Hàm lượng Chì trong nước dưới đất thay đổi từ 0,0001 đến 0,082 mg/l. Trong số 377 mẫu phân tích có 5 mẫu (chiếm 1,3%) có hàm lượng Chì vượt GTGH, mẫu this nghiệm không đạt ở huyện Ea Súp và Krong Păch.
hệ thống làm mềm nước cứng, lọc nước đá vôi trong nước Ea Súp – Đắk Lắk
2.16. Hàm lượng Crôm (Cr) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Hàm lượng Crôm trong nước dưới đất thay đổi từ 0,001 đến 0,0052 mg/l, trung bình 0,002 mg/l, thấp hơn nhiều so với giá trị giới hạn (GTGH: 0,05 mg/l).
2.17. Hàm lượng Đồng (Cu) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Kết quả phân tích của 377 mẫu nước dưới đất cho thấy hàm lượng Đồng thay đổi từ 0,0001 đến 0,009 mg/l, trung bình 0,001 mg/l, thấp hơn nhiều so với giá trị cho phép (GTGH: 1,0 mg/l).
2.18. Hàm lượng Kẽm (Zn) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Hàm lượng Kẽm qua kết quả phân tích của 377 mẫu nước cho thấy chúng thay đổi từ 0,001 đến 0,783 mg/l, trung bình 0,045 mg/l, thấp hơn nhiều so với giá trị giới hạn cho phép (GTGH: 3,0 mg/l).
2.19. Hàm lượng Kẽm (Zn) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Qua kết quả phân tích mẫu nước cho thấy hàm lượng Mangan trong nước dưới đất thay đổi từ 0,008 đến 4,452 mg/l, trung bình 0,191. Trong số 377 mẫu phân tích có 12 mẫu (chiếm 3,1%) vượt GTGH từ từ 1,2 đến 8,9 lần. Các mẫu nước có hàm lượng Mangan vượt GTGH cho phép phân bố ở huyện Buôn Đôn, huyện Ea Sup có 2 mẫu, Huyện Lăk có 2 mẫu, Ngoài ra có một mẫu ở thôn 12, Ea Knut, huyện Ea Kar (0,623 mg/l) và tại thôn 1, Buôn Trấp, huyện Krông Ana (0,578 mg/l).
2.20. Hàm lượng Thủy ngân (Hg) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Kết quả phân tích 377 mẫu nước cho thấy hàm lượng Thủy ngân trong nước dưới đất tỉnh Đăk Lăk thay đổi từ <0,0001 đến 0,0041 mg/l, trung bình 0,0009 mg/l, hầu hết đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
Trong số 377 mẫu phân tích có 9 mẫu (chiếm 2,4%) có hàm lượng Thủy ngân vượt GTGH cho phép, phân bố: Huyện Cư M’gar có 4 mẫu, Huyện Buôn Đôn có 5 mẫu.
2.21. Hàm lượng Selen (Se) trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Hàm lượng Selen trong nước dưới đất hầu hết rất thấp, kết quả của 377 mẫu phân tích cho thấy hàm lượng thay đổi từ 0,001 mg/l đến 0,17 mg/l. Trong số mẫu phân tích có 10 mẫu (chiếm 2,7%) vượt GTGH từ 1,1 đến 1,7 lần.
2.22. Thuốc bảo vệ thực vật trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
theo kết quả phân tích mẫu nước tại một số lỗ khoan, thuộc đề án quan trắc quốc gia động thái nước dưới đất trong lưu vực Srepok cho thấy: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (DDT, DDE, Lindan) đều thấp hơn giá trị cho phép.
2.23. Hàm lượng vi sinh trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Với kết quả phân tích 41 mẫu của đề tài và 43 mẫu thu thập cho thấy tổng E.coli từ thay đổi từ không phát hiện thấy đến 35.000 MPN/100ml, Coliform từ không không phát hiện thấy đến > 180.000 MPN/100ml, vượt nhiều lần so với GTGH cho phép (Coliform: 3 MPN/100ml, tổng E.coli: không có).
Trong tổng số 84 mẫu phân tích có tới 51 mẫu vượt về E.Coli (chiếm 60,7%) và 35 mẫu vượt về Coliform (chiếm 41,7%).
Nguyên nhân nước dưới đất trong lưu vực Srepok bị ô nhiễm vi sinh là do điều kiện vệ sinh một số giếng dân dụng còn kém, mặt khác phía trên các tầng chứa nước là vỏ phong hóa bazan có khả năng thấm nước, nên mức độ tự bảo vệ của tầng chứa nước không cao.
2.24. Hàm lượng phóng xạ trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Kết quả phân tích 4 mẫu nước trong bazan khu vực thành phố Buôn Ma thuột do Viện Hạt nhân Đà Lạt phân tích được thể hiện trong bảng
TT | Ngày lấy mẫu | Tổng hoạt độ alpha (Bq/l) | Tổng hoạt độ bêta Bq/l) | Hoạt độ riêng (Bq/L) | ||
40K | 226Ra | U | ||||
1 | 23/4/2007 | 0,035±0,009 | 0,396±0,079 | 0,36±0,04 | 0,016±0,003 | 0,02±0,003 |
2 | 20/9/2007 | < 0,005 | 0,102±0,02 | 0,84±0,09 | 0,014±0,011 | < 0,005 |
3 | 23/4/2007 | 0,012±0,004 | 0,451±0,09 | 0,41±0,04 | 0,003±0,002 | 0,004±0,001 |
4 | 20/9/2007 | < 0,005 | 0,191±0,038 | 0,90±0,10 | 0,018±0,004 | 0,007±0,003 |
Từ kết quả của bảng trên cho thấy hàm lượng các hoạt độ phóng xạ trong nước dưới đất có giá trị thấp hơn nhiều so với QCVN.
2.25. Chất da cam/điôxin trong nguồn nước cấp tại Đắk Lắk
Một điều cũng đáng lưu ý là ô nhiễm nguồn nước có thể còn gây ra bởi di sản của chiến tranh. Theo tài liệu nghiên cứu công bố gần đây, trong thời kỳ 1961 -4/1975, quân Mỹ và đồng minh đã sử dụng gần 100.000 tấn chất độc hóa học, trong đó có 57.000 tấn là chất da cam/điôxin trên diện tích khoảng 3 triệu ha ở Việt Nam, trong đó có diện tích lưu vực Srepk.
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm cấp cho sinh hoạt và công nghiệp tại Đắk Lắk cần xử lý
Nguồn nước ngầm tại Đắk Lắk Tập trung chủ yếu trong các thành tạo Bazan & Trầm tích Neogen đệ tứ, tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt. Chất lượng nước thuộc loại nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0,1 – 0,5, pH = 7-9. Loại hình hoá học thường là Bicacbonat Clorua – Magie, Can xi hay Natri.
Theo kết quả phân tích hàng trăm mẫu nước của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên từ nước giếng ngầm, giếng đào đến nước bề mặt của các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, có trên 83% mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Thực trạng nguồn nước cấp từ các giếng khoan, giếng đào tại Đắk Lắk ngày càng bị ô nhiễm
Theo kết quả từ 30 mẫu thử nghiệm chất lượng nước giếng đào khu vực ngoại ô TP. Buôn Ma Thuột, được lấy từ 5 xã, phường thuộc Thành phố gồm: xã Hòa Thắng, xã Cư Êbur, xã Hòa Thuận, phường Thành Nhất và phường Khánh Xuân của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Công ty Cổ phần cấp nước Đắk Lắk ngày 24/11/2020 cho thấy: có 30/30 mẫu có chỉ số E. Coli và Coliform vượt ngưỡng tiêu chuẩn (Tiêu chuẩn QCVN01-1:2018/BYT là E. Coli <1/100 ml và Coliform < 3/100 ml), trong đó có 23/30 mẫu E. Coli > 20/100ml và 23/30 mẫu Coliform > 150/100m.
Sự phát hiện vi khuẩn E. Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm phân. E. Coli có thể gây tiêu chảy, ở vài bệnh nhân vi khuẩn này có thể gây rối loạn máu và suy thuận, thậm chí tử vong.
Ngoài ra, kết quả thử nghiệm cũng cho thấy có 23/30 mẫu có chỉ số Nitrat (NO3) dao động từ 2,27÷167mg/l tính theo N, vượt ngưỡng tiêu chuẩn hơn 80 lần (Tiêu chuẩn QCVN01-1:2018/BYT; NO3 ≤ 2mg/l tính theo N).
Hàm lượng Nitrat trong nước khá cao có thể gây độc hại với người, vì nitrat có khả năng chuyển hóa thành nitrit trong hệ thống tiêu hóa, nitrit oxy hóa sắt trong Hemoglobin của các tế bào hồng cầu biến thành Methemoglobin mất khả năng vận chuyển oxy, gây bệnh xanh xao thiếu máu. Nếu sử dụng lâu dài nguồn nước nhiễm Nitrat sẽ không có lợi cho sức khỏe con người, có khả năng gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư…
Lợi ích của việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp sản xuất công nghiệp và sinh hoạt ở huyện Krông Ana, Ea Kar, Krông Búk, M’Dắk, Ea H’Leo, Cư M’Gar, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Krông Năng, Lắk, Krông Pắc, Cư Kuin và thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk
Việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp trong sản xuất công nghiệp và sinh hoạt tại các khu vực của tỉnh Đắk Lắk, như huyện Krông Ana, Ea Kar, Krông Búk, M’Dắk, Ea H’Leo, Cư M’Gar, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Krông Năng, Lắk, Krông Pắc, Cư Kuin và thành phố Buôn Ma Thuột, đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp trong khu vực.
Đầu tiên, việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp giúp đảm bảo chất lượng nước đáp ứng tiêu chuẩn cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe con người, đặc biệt là trong trường hợp nước bị ô nhiễm bởi các chất độc hại.
Thứ hai, việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp còn giúp tăng độ bền của các thiết bị và máy móc trong sản xuất công nghiệp, tránh hư hỏng và giảm chi phí bảo trì, sửa chữa.
Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp còn đem lại lợi ích cho môi trường. Việc loại bỏ các chất độc hại khỏi nước giúp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ sức khỏe của động vật và đa dạng sinh học trong khu vực.
Vì vậy, việc đầu tư và sử dụng hệ thống lọc xử lý nước cấp trong sản xuất công nghiệp và sinh hoạt tại các khu vực của tỉnh Đắk Lắk là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe con người, tăng cường sự phát triển bền vững của kinh tế và bảo vệ môi trường trong khu vực.
Liên hệ đơn vị Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp tại Đắk Lắk và các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên
Công ty TNHH Công Nghệ TKT là đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt Hệ thống, thiết bị xử lý nước cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung
Hệ thống, thiết bị xử lý nước cấp tại Đắk Lắk do chúng tôi tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt đảm bảo chất lượng về các Quy chuẩn kỹ thuật và giá cả cạnh tranh, phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế của mỗi khách hàng, chủ đầu tư.
Quý khách cần tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt Hệ thống, thiết bị xử lý nước cấp tại Thành phố Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ, Huyện Ea Súp, Huyện Krông Năng, Huyện Krông Búk, Huyện Buôn Đôn, Huyện Cư M’Gar, Huyện Ea Kar, Huyện M’Đrắk, Huyện Krông Pắc, Huyện Krông Bông, Huyện Krông Ana, Huyện Lắk, Huyện Cư Kuin, Huyện Ea H’Leo Đắk Lắk và các tỉnh lân cận.
Hãy liên hệ ngay cho Công Ty TNHH Công nghệ TKT tại số 0888.49.3737
Hoặc cung cấp thông tin qua địa chỉ email: mail@tkttech.vn
Chúng tôi sẽ phản hồi lại các bạn trong thời gian sớm nhất.
Ngoài tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt Hệ thống, thiết bị xử lý nước cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đảm bảo chất lượng với giá thành phù hợp. Công ty TNHH Công Nghệ TKT còn cung cấp cho khách hàng của mình Máy lọc nước, Lõi lọc nước, Xử lý nước cấp tại Đắk Nông, Xử lý nước cấp tại TP.HCM, Hệ thống Xử lý nước thải, Vật tư lọc nước, Hóa Chất xử lý nước trong ngành tốt nhất, với giá thành hợp lý trên thị trường.
Một số hình ảnh về Hệ thống xử lý nước cấp Tại Đắk Lắk
hệ thống làm mềm nước cứng, lọc nước đá vôi trong nước Ea H’leo – Đắk Lắk
thiết bị xử lý nước nhiễm nhiều đá vôi, làm mềm nước công nghiệp ở Đắk Lắk
thiết bị xử lý nước nhiễm nhiều đá vôi, làm mềm nước công nghiệp Krông Pắc – Đắk Lắk
thiết bị xử lý nước nhiễm nhiều đá vôi, làm mềm nước công nghiệp Huyện Lắk
cột lọc, bình lọc nước đá vôi Cư Kuin – Đắk Lắk
lọc nước nhiễm đá vôi, canxi Krông Búk – Đắk Lắk
cột lọc, bình lọc nước đá vôi ở thành phố Buôn Ma Thuột
cột lọc, bình lọc nước đá vôi huyện Buôn Đôn
cột lọc, bình lọc nước đá vôi thị xã Buôn Hồ
thiết bị xử lý nước nhiễm nhiều đá vôi, làm mềm nước công nghiệp M’Đrắk – Đắk Lắk
lọc nước nhiễm đá vôi, canxi Krông Bông – Đắk Lắk
lọc nước nhiễm đá vôi, canxi Krông Năng – Đắk Lắk
Bài viết liên quan đến xử lý nước cấp tại Đắk Lắk
Hiển thị 1–8 trong 15 kết quả
-
Thiết kế thi công lắp đặt thiết bị công nghệ hệ thống xử lý lọc nước cấp chăn nuôi cho trang trại chăn nuôi heo gà khu vực Lâm Đồng Liên hệ
Notice: Undefined variable: products in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
Notice: Trying to get property 'post' of non-object in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
-
Hệ thống lọc xử lý nước giếng khoan cho trang trại chăn nuôi heo gà gia súc và gia cầm khu vực Đắk Lắk Liên hệ
Notice: Undefined variable: products in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
Notice: Trying to get property 'post' of non-object in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
-
Hệ thống lọc xử lý nước giếng khoan nhiễm vôi và canxi cho hệ thống phun sương và tạo ẩm nhà nuôi yến khu vực Đắk Lắk Liên hệ
Notice: Undefined variable: products in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
Notice: Trying to get property 'post' of non-object in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
-
Lọc nước máy khu vực Đắk Lắk và hệ thống xử lý nước thuỷ cục cho sinh hoạt gia đình Liên hệ
Notice: Undefined variable: products in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
Notice: Trying to get property 'post' of non-object in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
-
Thiết bị tạo nước kiềm Alkaline nâng pH và tạo vị thanh ngọt cho nước uống tinh khiết đóng bình, nước đóng chai khu vực TP. HCM Và các tỉnh phía nam Liên hệ
Notice: Undefined variable: products in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
Notice: Trying to get property 'post' of non-object in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
-
Hệ thống máy lọc nước trường học tại Đắk Lắk Liên hệ
Notice: Undefined variable: products in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
Notice: Trying to get property 'post' of non-object in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
-
Hệ thống lọc và xử lý nước cấp sản xuất công nghiệp khu vực Đắk Lắk Liên hệ
Notice: Undefined variable: products in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
Notice: Trying to get property 'post' of non-object in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
-
Hệ thống lọc nước trường học tại Đắk Lắk Liên hệ
Notice: Undefined variable: products in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127
Notice: Trying to get property 'post' of non-object in /home/ftktue01/tkttech.vn/DocumentRoot/wp-content/themes/tentenvn/includes/frontend/woocommerce/woocommerce.php on line 127